So sánh van bướm và van cổng – 5 điểm giống và khác nhau

So sánh van bướm và van cổng là điều được rất nhiều khách hàng băn khoăn khi lựa chọn van cho hệ thống của cá nhân hoặc doanh nghiệp mình. Sau đây, Vimi sẽ đưa ra những sự so sánh van bướm và van cổng theo từng yếu tố riêng biệt, cùng 5 điểm giống và khác nhau dễ thấy nhất giữa 2 loại van này.

1. So sánh van bướm và van cổng về định nghĩa

Để so sánh van bướm và van cổng một cách chuẩn chỉ nhất, ta cần nằm được chính xác định nghĩa về 2 loại van này trước tiên.

Van bướm là gì?

Van bướm hay còn gọi là van cánh bướm, tên tiếng anh là Butterfly Valve. Đây là loại van được sử dụng để điều tiết dòng chảy bằng bộ phận đĩa van có hình dạng cánh bướm. Dòng chảy lớn hay nhỏ, tự do hoặc bị chặn lại được quyết định bằng góc độ của đĩa van.

So sánh van bướm và van cổng
So sánh van bướm và van cổng

Van cổng là gì?

Van cổng, hay còn gọi là van cửa hay Gate Valve (Trong tiếng Anh). Đây là loại van được sử dụng để điều tiết dòng chảy chất lưu bằng cách nâng hạ đĩa van giống như một cánh cổng. Dòng chất lưu đi qua có thể bị chặn lại, hoặc giảm lưu lượng đầu ra tuỳ vào mức nâng hạ của đĩa van.

Van bướm và van cổng đều là những loại valve được sử dụng vô cùng phổ biến trong cuộc sống, trong đó van bướm sẽ phổ biến hơn một chút.

Xem thêm chi tiết: ?  Van bướm, Van cổng

2. So sánh van bướm và van cổng tổng quát – 5 điểm giống và khác nhau

5 Điểm tương đồng 5 Điểm khác nhau
  • Đều là dạng van phi tuyến tính, cho phép chất lưu di chuyển theo cả 2 chiều đường ống
  • Đều được sử dụng để điều tiết hoặc ngăn chặn dòng chảy chất lưu trong đường ống
  • Đều sở hữu những dòng van có phương pháp nối mặt bích, hoặc được vận hành bằng vô lăng hoặc tay quay
  • Đều được sử dụng, lắp đặt ở những vị trí tương đương nhau (Đầu hoặc cuối đường ống, cuối các hệ thống xả, thải,…)
  • Đều có khả năng chịu áp lực vận hành tốt, môi trường làm việc tương đương nhau.
  • Ở trạng thái hoàn toàn mở, van cổng sẽ cho chất lưu đi qua hoàn toàn tự do, còn với van bướm, đĩa van vẫn nằm trong dòng chảy và dẫn đến sự thay đổi nhỏ trong dòng chảy qua van.
  • Trên cùng 1 kích cỡ đường ống, lựa chọn van bướm sẽ gọn nhẹ và rẻ hơn một chút cho với van cổng
  • Van cổng có các dòng van nhỏ cho đường ống nhỏ, thiết kế lắp ren, còn van bướm thì không có sự lựa chọn như vậy
  • Van bướm có thể điều khiển bằng vô lăng hoặc tay gạt, van cổng thì chỉ có dạng điều khiển vô lăng tay quay.
  • Thiết kế lắp bích của van bướm phù hợp với hầu hết các tiêu chuẩn mặt bích như: JIS, BS, DIN, ANSI. Van cổng thì phải lắp đặt theo đúng từng tiêu chuẩn.

 

Điểm khác nhau giữa van bướm và van cổng
Điểm khác nhau giữa van bướm và van cổng

3. So sánh van bướm và van cổng về cấu tạo

Giữa van bướm và van cổng có tương đối nhiều những khác biệt về cấu tạo. Sau đây là sự so sánh van bướm và van cổng về thiết kế và kết cấu:

Cấu tạo van bướm Cấu tạo van cổng
  • Thân van: Phần lắp đặt cố định với đường ống, cho phép chất lưu di chuyển qua.
  • Trục van: Cố định giữa đĩa van và bộ điều khiển
  • Đĩa van: Xoay theo các góc độ khác nhau để điều tiết dòng chảy chất lưu
  • Gioăng làm kín: Làm kín dòng chảy, chống rò rỉ chất lưu
  • Bộ phận điều khiển (Tay quay, tay gạt): Đóng vai trò điều khiến đĩa van xoay bằng lực cơ học
  • Thân van: Phần lắp đặt với đường ống, cho phép chất lưu đi qua, thường được làm từ gang, thép, inox,…
  • Đĩa van: Đóng vai trò nâng hạ, điều tiết dòng chảy
  • Trục ty van: Cố định giữa bộ điều khiển và đĩa van
  • Gioăng đệm làm kín: Bộ phận giúp làm kín, chống rò rỉ chất lưu
  • Bộ phận điều khiển (Tay quay): Đóng vai trò điều khiến đĩa van nâng hạ bằng lực cơ học

 

So sánh van bướm và van cổng về cấu tạo
So sánh van bướm và van cổng về cấu tạo

Lưu ý: Đối với các loại van bướm và van cổng điều khiển, sẽ đi cùng với bộ điều khiển điện hoặc khí nén.

Xem thêm: ? Chi tiết cấu tạo van bướm , Chi tiết cấu tạo van cổng

4. So sánh van bướm và van cổng về Nguyên lý hoạt động

Bên canh cấu tạo, van bướm và van cổng cũng có sự khác biệt về nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động van bướm

Khi tác động lực cơ học (Xoay, vặn) lên phần điều khiển (vô lăng, tay gạt), một lực momen xoắn sẽ sinh ra làm xoay trục van, nhờ đó đĩa van sẽ được xoay theo góc độ mong muốn để điều tiết dòng chảy, ngăn hoặc cho phép dòng chảy tự do di chuyển qua van

Nguyên lý hoạt động van bướm và van cổng
Nguyên lý hoạt động van bướm và van cổng

Nguyên lý hoạt động van cổng

Khi tác động lực cơ học (Xoay, vặn) lên phần điều khiển (vô lăng, tay gạt), một lực momen xoắn sẽ sinh ra làm xoay trục van, nhờ đó đĩa van sẽ được năng lên hoặc hạ xuống theo chiều vặn, giúp điều tiết dòng chảy, ngăn hoặc cho phép dòng chảy qua van.

Lưu ý: Đối với các loại van bướm và van cổng điều khiển, bộ điều khiển điện hoặc khí nén sẽ sóng vai trò điều khiển trục – đĩa van thay cho tay điều khiển cơ.

5. So sánh van bướm và van cổng về ứng dụng và giá thành

Ngoài ra, ta còn một số sự so sánh van bướm và van cổng về ứng dụng và mức giá của 2 loại van này, cụ thể như sau:

So sánh van bướm và van cổng về ứng dụng

Van bướm: Ứng dụng đa dạng trong các môi trường chất lỏng lẫn khí như: Nước sạch, nước ngọt, xăng dầu, nước thải, hoá chất, khí nén, hơi nóng,…

Van cổng: Chỉ có thể ứng dụng trong các môi trường chất lỏng như trên, không áp dụng với chất khí.

Ứng dụng van bướm
Ứng dụng van bướm

So sánh van bướm và van cổng về giá thành

Trên cùng một kích cỡ đường ống, sự lựa chọn van bướm sẽ có giá thành rẻ hơn so với van cổng, nhờ thiết kế thân van gọn gàng, cần ít vật liệu chế tạo.

6. So sánh van bướm và van cổng về thông số và kỹ thuật

Với cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác nhau, tất nhiên giữa van bướm và van cổng cũng có sự khác biệt về thông số kỹ thuật

Thông số kỹ thuật van bướm Thông số kỹ thuật van cổng
  • Kích thước: DN50 – DN1000
  • Chất liệu: Inox, gang, thép
  • Kiểu kết nối: Mặt bích, hàn kín
  • Tiêu chuẩn kết nối: JIS, DIN, ANSI, BS
  • Phương thức vận hành: Tay gạt, điều khiển điện, điều khiển khí nén
  • Gioăng làm kín: EPDM, PTFE, NBR
  • Áp lực làm việc: PN10 – PN25
  • Nhiệt độ làm việc: Tối đa 180 độ C
  • Môi trường sử dụng: Chất lỏng, khí, hơi
  • Xuất xứ: Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Châu Âu
  • Bảo hành: 12 tháng
  • Kích thước: DN15 – DN1000
  • Chất liệu: Gang, đồng, inox, nhựa, thép
  • Phương thức kết nối: Nối ren, mặt bích, hàn kín
  • Tiêu chuẩn kết nối: JIS, DIN, ANSI, BS
  • Phương thức vận hành: Tay quay vô lăng, điều khiển điện, điều khiển khí nén
  • Gioăng làm kín: Teflon, NBR, PTFE,…
  • Dạng van: Van cổng ty nổi, van cổng ty chìm
  • Áp lực làm việc: PN16, PN25
  • Nhiệt độ làm việc: Tối đa 180 độ C
  • Môi trường sử dụng: Chất lỏng
  • Xuất xứ: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, châu Âu
  • Bảo hành: 12 tháng
Thông số kỹ thuật van bướm và van cổng
Thông số kỹ thuật van bướm và van cổng

Quý khách có nhu cầu mua các dòng van bướm, van cổng có thể liên hệ ngay đến đường dây nóng hiển thị phía góc dưới vên phải màn hình ↘️ để nhận được những tư vẫn chuyên sâu và hưu ích về sản phẩm của Vimi.

Kết luận

Bài viết trên đây đã đưa ra cho bạn đọc những sự so sánh van bướm và van cổng trực quan và dễ phân biệt nhất. Hy vọng bài biết đã giúp ích cho quý độc giả trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về van bướm và van cổng.

 

"