Có rất nhiều cách phân loại van cổng, tuy nhiên người ta chủ yếu phân loại theo kiểu ty, phương pháp kết nối giữa van với ống, vật liệu chế tạo, phân loại van theo phương pháp vận hành, hoặc phân loại theo thương hiệu và xuất xứ. Theo mỗi cách phân loại đó, chúng ta sẽ nhận thấy được ưu và nhược điểm và ứng dụng khác nhau của mỗi loại.
Nội dung chính
1 Phân loại van cổng theo kiểu ty – trục van
Khi tìm hiểu, chúng ta biết rằng một trong những phương pháp phân loại van cổng được sử dụng nhiều nhất đó là phân chia theo kiểu trục. Theo cách phân chia này chúng ta có van ty nổi và van ty chìm.
1.1 Van kiểu ty chìm
Van kiểu ty chìm là van mà ty van không cố định với đĩa van, ty van chỉ xoay tròn, chuyển động xoay của ty làm đĩa van chuyển động lên xuống. Ty van luôn nằm trong thân van, nên giảm không gian vận hành cho van. Kích thước bao ngoài của van cũng bé hơn so với van ty nổi.
1.2 Van kiểu ty nổi
Van cổng ty nổi là loại van mà ty van cố định với đĩa van, ty van chuyển động tịnh tiến so với vô lăng. Do ty van nổi lên trên nên kích thước của van lớn, chiếm dụng không gian khi vận hành, ngược lại ty van không nằm trong thân van khi mở hoàn toàn nên không chịu ăn mòn do lưu chất gây ra.
2 Phân loại van cổng theo kiểu kết nối với ống
Theo cách phân loại van cổng dựa vào kiểu kết nối với ống theo 3 phương pháp chủ yếu: Kết nối kiểu mặt bích, kiểu nối ren và kiểu nối hàn
2.1 Van kết nối bích
Van kết nối bằng mặt bích hay còn được gọi với tên viết tắt “Van BB”, là phương pháp kết nối thông dụng nhất bởi tính linh hoạt trong lắp ráp cũng như khi sữa chữa và thay thế, kiểu kết nối này thường dùng với van có kích thước từ DN40 trở lên với vật liệu phổ biến là gang
2.2 Van kết nối ren
Van cổng kết nối ren là phương pháp kết nổi chủ yếu dùng cho các van kích thước nhỏ, bởi khi kết nối chúng ta phải xoay lồng van và ống với nhau. Thông thường, phương pháp này áp dụng với van vật liệu bằng đồng hoặc Inox.
2.3 Van kết nối hàn
Chủ yếu dùng có các hệ thống có áp lực cao, đòi hỏi chịu được áp suất và nhiệt độ lớn, khả năng chống rò rỉ tại mối nối của phương pháp này gần như là tuyệt đối. Tuy nhiên khi xảy ra hỏng hóc hoặc cần thay thế van, buộc chúng ta phải cắt đoạn ống nối với van. Kiểu kết nối này ít dùng, và thường chỉ sử dụng với van thép.
3 Phân loại theo vật liệu
Đối với van cổng, các nhà sản xuất thường chế tạo chúng từ hầu hết các vật liệu thông dụng. Với mỗi nhà sản xuất thì có thế mạnh riêng về từng loại van, theo các vật liệu riêng. Các vật liệu van khác nhau được ứng dụng vào các hệ thống có thành phần dòng lưu chất, cũng như nhiệt độ và áp suất làm việc khác nhau.
Theo cách phân loại van cổng theo vật liệu ta có van inox, van gang, van đồng, van thép và van nhựa
3.1 Van cổng inox
Loại van cổng inox dùng chủ yếu cho các hệ thống nước sach, hệ thống chế biến thực phẩm…bởi tính chống bám dính của vật liệu này rất tốt. Ngoài ra van inox có độ bền ở nhiệt độ cao tốt, khả năng chịu mài mòn và chịu lực tốt nên van được ứng dụng nhiều trong các hệ thống chịu áp lực.
3.2 Van cổng gang
Loại vật liệu thường được dùng cho hệ thống cấp thoát nước. Vật liệu gang rẻ, hấp thu được tiếng ồn, tuy nhiên có tính giòn, van chế tạo theo vật liệu này thường có kích thước lớn, từ DN40 trở lên.
3.3 Van cửa đồng
Đa số các van cửa đồng kích thước nhỏ, dưới DN100, bởi đồng là vật liệu có giá thành cao, ngược lại tính đúc tốt nên toàn bộ thân van được đúc. Các van đồng chủ yếu kết nối với ống bằng ren
3.4 Van cổng thép
Loại van này được dùng cho hệ thống có áp suất và nhiệt độ lớn, bởi khả năng chịu va đập của vật liệu này tốt hơn gang nhiều lần và chịu được áp lực cao. Người ta thường dùng van cổng thép trong các hệ thống dẫn dầu áp, dẫn khí
3.5 Van cổng nhựa
Với đặc tính của nhựa là chịu được hóa chất, nên van cổng nhựa được sử dụng nhiều trong các hệ thống dẫn lưu chất, có thành phần hóa chất. Van có giá thành rẻ, tuy nhiên khả năng chịu áp suất và nhiệt độ kém hơn nhiều so với van kim loại
4 Phân loại van cổng theo phương pháp vận hành van
Theo nhu cầu của chủ đầu tư, đơn vị vận hành hệ thống, cũng như theo tính chất đặc thù của từng hệ thống, môi trường lắp đặt hoặc vị trí lắp đặt, khai thác van mà người ta lựa chọn các phương pháp vận hành van khác nhau.
4.1 Van cổng điều khiển bằng tay quay
Đây là phương pháp vận hành được sử dụng nhiều nhất, do việc vận hành đơn giản. Không cần lắp thêm bộ điều khiển, cũng như hệ thống kèm theo cho bộ điều khiển đó. Giá thành van cổng tay quay thuộc loại rẻ nhất so với các phương pháp khác, giảm kinh phí đầu tư là lý do chính để các đơn vị lựa chọn
4.2 Van điều khiển bằng điện
Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là khả năng đóng mở cao. Rất phù hợp với van có kích thước lớn mà người bình thường không thể vận hành, hoặc không đủ năng lượng để vận hành hết chu trình đóng mở. Tuy nhiên cần thêm bộ điều khiển điện và hệ thống cấp điện đi kèm, mặc dù có thể sử dụng điện lưới quốc gia 220V là một lợi thế. Giá thành của van cổng điều khiển bằng điện cao hơn so với van cổng tay quay.
4.3 Van điều khiển bằng khí nén
Ưu điểm nổi bật của van cổng điều khiển bằng khí nén là vận hành rất nhanh và tuyệt đối an toàn. Tuy nhiên cần bộ điều khiển khí nén và hệ thống cấp khí nén kèm theo, để điều khiển van theo kiểu ON/OFF hoặc theo kiểu tuyến tính. Van đi kèm bộ điều khiển khí nén sẽ có giá thành cao hơn so với van điều khiển bằng tay
5 Phân loại van cổng theo thương hiệu và xuất xứ
Trong thị trường van công nghiệp nói chung, cũng như van cổng nói riêng, có rất nhiều các thương hiệu khác nhau, đến từ nhiều nền công nghiệp ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.
Van cổng Shin Yi | Van cổng Việt Nam |
Van cổng Wonil | Van cổng Hàn Quốc |
Van cổng Samwoo | |
Van cổng AUT | Van cổng Malaysia |