So sánh van bướm và van bi – Những điểm chung & khác biệt

So sánh van bướm và van bi là là một chủ đề được rất nhiều khách hàng quan tâm, khi cần sự cân nhắc giữa 2 loại van phổ biến này. Sau đây, các bạn hãy cùng với những chuyên gia của Vimi so sánh van bướm và van bi, để xem 2 loại van này khống và khác nhau ở những điểm nào nhé!

1. So sánh van bướm và van bi – Những điểm chung

Cùng là những loại van được sử dụng vô cùng phổ biến hiện nay trong các ngành công nghiệp cũng như dân dụng, van bướmvan bi cùng chia sẻ với nhau nhiều đặc điểm chung mà ta có thể kể đến như:

  • Cả hai loại van đều có thiết kế xoay 90 độ để chuyển từ trạng thái mở sang trạng thái đóng và ngược lại.
  • Chúng được sản xuất bằng cách kết hợp các vật liệu như gang, thép không gỉ và đồng thau.
  • Cả hai loại van này có khả năng điều chỉnh lưu lượng của hầu hết các loại khí và chất lỏng trong một phạm vi nhiệt độ rộng.
  • Đặc điểm chung của cả hai là giá thành rẻ, bền bỉ và tin cậy.
  • Đều được thiết kế với cấu tạo tương đối đơn giản, khả năng vận hành nhanh chóng và dễ dàng
  • Vì van bi và van bướm là những loại van thông dụng, nên dễ dàng tìm mua thông qua các nhà phân phối hoặc cửa hàng điện nước.
So sánh van bướm và van bi
So sánh van bướm và van bi

Vì có chung một số những đặc điểm và chức nên người dùng càng muốn có những sự so sánh van bướm và van bi để có được cái nhìn rõ ràng nhất về 2 loại van này.

Nhấn xem để biết thêm chi tiết: ? Hướng dẫn chọn van bướm, Hướng dẫn chọn van bi

2. So sánh van bướm và van bi – Những điểm khác biệt

Dù chia sẻ với nhau nhiều đặc điểm chung, nhưng về bản chất, ban bướm và van bi vẫn là 2 loại van hoàn toàn khác nhau. Vì vậy nên giữa chúng tất nhiên sẽ có những sự khác nhau về kết cấu, thiết kế hay công năng.

Một số yếu tố khác biệt có thể dễ nhận thấy khi so sánh van bướm và van bi:

2.1 So sánh van bướm và van bi – Khác biệt định nghĩa

Định nghĩa Van bướm Định nghĩa van bi
Van bướm, còn được biết đến là van cánh bướm (tên tiếng Anh: Butterfly valve), là một loại van công nghiệp được có chức năng điều chỉnh lưu lượng chất lỏng trong ống. Cách hoạt động của van bướm dựa trên việc xoay cánh bướm để mở hoặc đóng và kiểm soát dòng chảy. Van bi – hay còn được gọi và Ball valve trong tiếng Anh. Đây là dòng van công nghiệp sử dụng kết cấu bi khoét lỗ xoay 90 độ để điều tiết dòng chảy chất lưu di chuyển trong đường ống đi qua thân van. Van bi rất phổ biến trong các hệ thống cấp dẫn dân dụng nhờ kích cỡ nhỏ và giá thành phải chăng.
Van bướm và van bi
Van bướm và van bi

2.2 Khác biệt về cấu tạo khi so sánh van bướm và van bi

Cấu tạo cũng là những khác biệt rõ ràng nhất khi so sánh van bướm và van bi, mỗi loại van đều có những kết cấu, thiết kế đặc trưng nhằm phục vụ những nhu cầu khác nhau.

Cấu tạo van bướm Cấu tạo van bi
  • Phần thân van: Bộ phận được coi là khung xương của van, kết nối các bộ phận lại với nhau thành sản phẩm van hoàn chỉnh. Thân van bướm thường được làm bằng thép, inox, gang, nhựa,…
  • Đĩa van: Được thiết kế giống với hình dạng cánh bướm, đóng vai trò cánh cửa, giúp đóng mở hoặc điều tiết dòng chảy chất lưu trong đường ống. Đĩa van thương được sản xuất bằng thép không gỉ, chống ăn mòn và chịu áp lực tốt.
  • Trục van: Kết nối giữa bộ phận điều khiển và đĩa van. Đóng vai trò truyền lực momen xoắn đến đĩa van nhằm điều khiến góc độ đĩa van theo ý muốn. Để phục vụ mục đích đóng, mở hoặc điều tiết
  • Gioăng làm kín: Giúp tạo độ kín và khít giữa đĩa van và thân van, tránh gây rò rỉ. Gioăng thường được làm từ vật liệu cao su EPDM, PTFE, và Hi EPDM.
  • Bộ phận điều khiển: Có thể là tay gạt, tay quay đối với kiểu điều khiển cơ, bộ điều khiển điện, khí nén đối với kiểu điều khiển tự động. Đóng vai trì cung cấp momen xoắn giúp điều chỉnh góc độ đĩa van.
  • Phần thân van: Đây là bộ phân đóng vai trò như một bộ khung, kết nối các linh kiện của van thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Thân van đường được sản xuất bằng đồng, Inox hoặc gang,…
  • Phần bi van: Là bộ phận tương đương với đĩa van bướm nhưng được thiết kế dạng hình cầu với phần trung tâm, cho phép hoặc ngăn chặn chất lưu chảy qua. Bi van thường được sản xuất bằng vật liệu thép không gỉ, chống ăn mòn tốt, và được cố định bởi trục van và gioăng kín.
  • Trục van: Là bộ phân có chức năng kết nối, truyền momen xoắn từ bộ phận điều khiến (tay gạt, tay bướm, bộ điều khiển điện,…) đến bi van. Thường được sản xuất cùng vật liệu với bi van.
  • Gioăng làm kín: Là bộ phận đóng vai trò làm kín những khoảng hở ở bị van và trục van. Gioăng thường được sản xuất bằng vật liệu Teflon (PTFE), cao su chịu lực hoặc các vật liệu có tính chất mềm, đàn hôi khác.
  • Bộ phận điều khiển: Đối với các dòng van bi cơ là tay gạt, tay bướm, tay quay. Đối với các dòng van tự động thì là bộ điều khiển điện, khí nén. Bộ phận này có vai trò sinh ra lực để điều khiến bi van đóng hoặc mở.
Cấu tạo van bướm và van bi
Cấu tạo van bướm và van bi

Xem thêm: ? Chi tiết cấu tạo & nguyên lý hoạt động van bướm, cấu tạo & nguyên lý hoạt động van bi

2.3 So sánh van bướm và van bi – Khác biệt về nguyên lý hoạt động

Có thể nói nguyên lý hoạt động của van bivan bướm là gần như tương tự, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những điểm khác nhau khi so sánh van bướm và van bi:

Nguyên lý hoạt động van bướm Nguyên lý hoạt động van bi
Khi đóng hoàn toàn, đĩa van sẽ nằm song song với thân van, tạo thành một chắn ngang để ngăn chất lỏng xâm nhập. Khi áp dụng lực đẩy thông qua thiết bị điều khiển như tay gạt hoặc tay quay (được điều khiển tự động bằng điện hoặc khí nén), lực này được truyền từ thiết bị vào trục và đĩa van. Điều này làm cho đĩa van xoay, mở cửa và cho phép chất lỏng chảy qua van với lưu lượng phụ thuộc vào góc mở của đĩa van. Trạng thái mở hoàn toàn là khi đĩa van nằm vuông góc hoàn toàn với thân van.

Nguyên lý hoạt động van bướm

Khi đóng hoàn toàn, đĩa van sẽ nằm song song với thân van, tạo thành một chắn ngang để ngăn chất lỏng xâm nhập. Khi áp dụng lực đẩy thông qua thiết bị điều khiển như tay gạt hoặc tay quay (được điều khiển tự động bằng điện hoặc khí nén), lực này được truyền từ thiết bị vào trục và đĩa van. Điều này làm cho đĩa van xoay, mở cửa và cho phép chất lỏng chảy qua van với lưu lượng phụ thuộc vào góc mở của đĩa van. Trạng thái mở hoàn toàn là khi đĩa van nằm vuông góc hoàn toàn với thân van.

Nguyên lý hoạt động van bi

3. Kết luận

Qua bài viết trên chúng tôi đã đưa ra những sự so sánh van bướm và van bi một cách trực quan và dễ nắm bắt nhất. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu, và có được những so sánh van bướm và van bi của riêng bản thân mình.

 

"