Ngày nay, chắc hẳn không ai còn thấy xa lạ với cụm từ tự động hóa nữa bởi vì nó đã xuất hiện rất nhiều trên khắp các trang báo và phương tiện đại chúng. Việt Nam cùng với các quốc gia đang phát triển khác cũng đang dần dần thay đổi sang xu hướng này. Ai cũng đã nghe hoặc biết đến tự động hóa tuy nhiên không ai biết rõ bản chất của nó.
Vậy, tự động hóa là gì? Vai trò của tự động hóa có ý nghĩa như thế nào tới sự phát triển của đất nước? Các kỹ sư tự động hóa cần phải có những kỹ năng gì? Hay cơ hội, thăng tiến như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
1. Tự động hóa là gì
Tự động hóa (automation) là ứng dụng các công nghệ hiện đại và tiên tiến vào quá trình sản xuất công nghiệp với mục đích chuyển hết hoặc gần hết các hoạt động của con người cho máy móc giúp giảm chi phí nhân sự cho doanh nghiệp. Các kỹ thuật hiện đại được sử dụng trong tự động hóa như là kỹ thuật điều khiển, kỹ thuật cơ khí hiện địa hay kỹ thuật máy tính, …
Tự động hóa đang ngày càng phát triển mãnh mẽ và và đang dần dần trở thành xu hướng dẫn đầu trong ngành sản xuất. chính vì vậy, các nhân viên kỹ thuật tự động hóa cũng có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều khiển và đảm bảo quá trình hoạt động của máy móc diễn ra suôn sẻ và đạt được hiệu quả công việc tối đa.
2. Tự động hóa đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển của sản xuất
Tự động hóa ngày nay đã trở thành một nhu cầu vô cùng bức thiết khi nhu cầu gia tăng sản xuất liên tục tăng và thay đổi từng ngày. Ngoài ra, mỗi lần thay đổi như vậy thì các thiết bị máy móc cũng sẽ phải tân trang và thay đổi theo, nếu không sẽ bị lạc hậu, trở nên lỗi thời và mang lại hiệu suất kém.
Tự động hóa được coi như là một dây chuyền sản xuất linh hoạt, được cập nhật liên tục về mặt công nghệ và có thể đáp ứng được phong phú, đa dạng các nhu cầu sản xuất với nhiều loại sản phẩm khác nhau. Thêm vào đó, tự động hóa có thể đáp ứng nhanh chóng cả về mặt chất lượng và số lượng.
Tự động hóa còn là một công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu, tài nguyên và đặc biệt là sức lao động con người.
3. Cơ hội việc làm và con đường thăng tiến của kỹ sư tự động hóa trong thời đại 4.0
Việt nam đang dần bước vào thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Chính vì vậy mà nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành khoa học công nghệ, kỹ thuật máy tính ngày càng gia tăng. Đặc biệt, ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là ngành mà có tiềm năng vô cùng lớn ở cả hiện tại và tương lai.
3.1. Cơ hội việc làm
Các kỹ sư tự động hóa có thể làm việc và công tác tại các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, công ty và các tập đoàn trong lẫn ngoài nước,… cùng với rất nhiều vị trí làm việc lương cao khác.
Nếu bạn ưa thích thiết kế, lắp ráp, bạn có thể theo học và trở thành kỹ sư thiết kế, vận hành, bảo trì kỹ thuật và làm việc ở các dây chuyền sản xuất, các nhà máy về dây chuyền lắp ráp, tự động hóa vụ hàng không, …
Ngoài ra, nếu bạn vừa thích kỹ thuật mà vừa thích làm giáo viên thì vị trí giảng viên kỹ thuật tự động là vô cùng hợp lý với bạn. Bạn có thể làm việc ở các trường Cao đẳng hay Đại học có chuyên ngành kỹ thuật tự động hóa.
Trở thành một nhân viên tư vấn cũng là một sự lựa chọn không tồi. Nếu bạn là một người giỏi về kỹ thuật tự động hóa và yêu thích công việc tư vấn, chăm sóc khách hàng thì đây là một vị trí phù hợp với bạn. Yêu thích công việc sáng tạo, thiết kế thì bạn có thể làm một chuyên viên thiết kế các dây chuyền, hệ thống tự động hóa.
Nhình chung, với sự phát triển của xã hội, cơ hội nghề nghiệp trong ngành tự động hóa là vô cùng rộng mở.
3.2. Cơ hội thăng tiến
Nếu bạn là nguười có kinh nghiệm và trình độ cao thì chắc chắn con đường thăng tiến của bạn rất rộng mở. Bạn có thể trở thành giám đốc kỹ thuật, trưởng bộ phận, quản lý, … Kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn chính là hành trang dành cho bạn.
3.3. Mức lương
Theo khảo sát mới nhất, mức lương hiện tại cho người mới ra trường chưa có kinh nghiệm ngành kỹ thuật tự động hóa dao động khoảng từ 4-9 triệu VNĐ/tháng. Mức lương trung bình 13 triệu VNĐ/tháng dành cho các kỹ sư lành nghề có kinh nghiệm. Mức lương cao nhất của ngành kỹ thuật tự động hóa hiện nay có thể lên tới 36 triệu VNĐ/tháng.
4. Ai có thể theo học ngành tự động hóa
4.1. Đối tượng
Ai cũng có thể trở thành một kỹ thuật viên tự động miễn là có đầy đủ các yếu tố sau:
- Đam mê công nghệ tự động hóa
- Kiên trì, cẩn thận. tỉ mỉ
- Tư duy logic
- Sáng tạo không ngừng
4.2. Các trường hiện đang giảng dạy ngành tự động hóa
Tại Hà Nội:
Ngành Điện – Điều khiển và tự động hóa: Đại học Bách khoa Hà Nội
Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: Đại học Điện lực, Đại học Công nghiệp Hà Nội
Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: Học viện Kỹ thuật quân sự, Đại học Giao thông vận tải
Tại TP Hồ Chí Minh:
Ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử: Đại học Bách khoa HCM,…
Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: Đại học Giao thông vận tải HCM, Đại học Công nghệ HCM, Đại học Bách khoa HCM,…
Các khu vực khác:
Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Đại học Cần Thơ,…
Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: Đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định,…
5. Kỹ sư tự động hóa cần phải trang bị những gì
- Kiến thức nền tảng về cơ khí, điện tử, công nghệ, máy tính, …
- Hiểu biết về các thiết bị như rơ le, cảm biến, thiết bị chuyên ngành như PLC, ZEN, …
- Trau dồi các kiến thức về lập trình, điều khiển dây chuyền tự động hóa,..
- Lựa chọn khối kiến thức phù hơp với sở thích và khả năng của bản thân, tích cực hỏi học, hỏi han và trau dồi kinh nghiệm.
Vimi tự hào là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm thiết bị công nghiệp quy mô lớn tại thị trường Việt Nam, với các sản phẩm chủ đạo đó là van công nghiệp (van cánh bướm, van cổng, van giảm áp…), thiết bị đo (đồng hồ đo lưu lượng nước, đồng hồ đo áp suất…), không chỉ chia sẻ các kiến thức liên quan về lĩnh vực kinh doanh mà chúng tôi còn chia sẻ rất nhiều các kiến thức bổ ích khác trong phần Blog Vimi, quý bạn đọc có thể tham khảo thêm.